Với tên gọi trước đây là DoubleClick Bid Manager, Display & Video 360 (DV360) đã được nâng cấp và trở thành một phần của Google Marketing Platform như một DSP được sử dụng để dễ dàng quản lý toàn diện các chiến dịch programmatic trên banner, video, TV và audio.
Điều gì khác biệt giữa GDN và DV360?
Đối với hầu hết marketers, trải nghiệm đầu tiên khi triển khai phương tiện truyền thông kỹ thuật số là Google Display Network (GDN), thông qua dịch vụ quảng cáo được sử dụng nhiều nhất Google Ads (trước đây gọi là Google Adwords). Chúng có vẻ mang lại hiệu quả tương đương đối với các nhà tiếp thị muốn mua quảng cáo kỹ thuật số, tuy nhiên, thực tế hai nền tảng hoàn toàn khác nhau dựa trên các tính năng và khả năng đáp ứng yêu cầu của các digital marketer.
5 điểm khác biệt đáng chú ý:
- Inventory: Cả GDN và DV360 đều có thể truy cập Google Exchange, nơi phần lớn inventory của GDN chỉ bao gồm AdX. Ngược lại, DV360 có thể truy cập AdX cùng với các Exchange khác ngoài Google như AppNexus, OpenX, vv… (khoảng 80 exchange). Khi sử dụng DV360, bạn có thể tiếp cận nguồn inventory đa dạng với chất lượng cao hơn cũng như hiệu suất tốt hơn.
- Deal Type: Với GDN, bạn mua inventory thông qua đấu giá mở. DV360 cho phép các nhà quảng cáo tận dụng các direct deals được triển khai bằng hệ thống programmatic như preferred deals, private auctions và guaranteed deals. Guaranteed deals là một lựa chọn tốt, có thể cung cấp quyền tiếp cận vào nội dung chất lượng cao cấp một cách tự động.
- Creative Formats: GDN có các creative formats thông thường như text, image, rich media và video, trong khi DV360 vượt trội hơn khi có thể cung cấp nhiều định dạng như Native (cả Banner và Video), High Impact (ví dụ: interstitial, roadblocks), Data-Driven creatives và Emerging Media như quảng cáo audio.
- Targeting: Cả GDN và DV360 đều có khả năng nhắm mục tiêu Audience và Content, tuy nhiên, DV360 có các khả năng nhắm mục tiêu bổ sung như trình duyệt web, loại thiết bị, kiểu thiết bị cụ thể và hệ điều hành. Với nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu hơn, có nhiều cơ hội hơn để bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu chính xác nhất.
- First và third-party data: Cả hai nền tảng đều cho phép bạn sử dụng dữ liệu first-party data để tạo danh sách đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu cụ thể hơn bằng cách sử dụng dữ liệu bên thứ ba với nhiều đối tác khác nhau như Bluekai, Lotame, Factual, Eyeota trên DSP .. Hơn nữa, audience trong DV360 là một ví dụ điển hình về sự phối hợp trên toàn bộ công cụ Google: cho phép bạn chia sẻ dữ liệu trên các nền tảng, Google Ads, Google Ad Manager, Campaign Manager, Display & Video 360, and Google Analytics 360.
Tuy nhiên, điểm khác biệt cốt lõi không phải là inventory hay tính năng, đó là thuật toán đặt giá thầu và mô hình tính phí: DV360 tính phí trên mỗi lượt hiển thị – CPM và chi phí nền tảng (platform fee) trên % chi phí truyền thông (media spend); trong khi GDN thông qua Adwords hoạt động trên mô hình CPC.
Để kết luận việc so sánh giữa 2 công cụ trên, câu trả lời chắc chắn là bạn nên sử dụng DV360 – một nền tảng mạnh mẽ hơn với khả năng tiếp cận vào inventory chất lượng và được trang bị nhiều tính năng hơn để tối ưu kết quả hướng đến mục tiêu chiến dịch programmatic của bạn.
Nếu bạn là nhà quảng cáo đang tìm kiếm sự thay đổi và nâng cấp từ GDN lên DV360 nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tại địa chỉ email: sales@bidmath.com